Tốc Độ Làm Mới Và VSYNC

Dù có thể là một trong những tài sản trọng yếu nhất của Đặc Vụ, công nghệ không phải lúc nào cũng hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra. Có được tầm nhìn rõ ràng về chiến trường trước khi bước vào một trận đấu trong VALORANT là vấn đề cấp thiết, do đó, nếu bạn gặp phải sự cố liên quan đến màn hình, hy vọng tôi sẽ có thể giúp ích được ít nhiều.

Tốc độ làm mới và VSYNC là gì?

Trong trường hợp bạn cần làm mới kiến thức chút xíu, tốc độ làm mới là con số xác định số lần màn hình của bạn được thắp sáng mỗi giây. Đừng nhầm lẫn con số này với FPS (Frames Per Second), tức Tốc Độ Khung Hình Mỗi Giây, là con số thể hiện tần suất thay đổi từ hình ảnh này sang hình ảnh khác.

Cài đặt VSYNC sẽ xác định xem Windows có cho phép các trò chơi (và các ứng dụng khác) hiển thị hình ảnh ở mức FPS vượt quá tốc độ làm mới hay không.

Vì sao tốc độ làm mới và VSYNC lại quan trọng?

Để có được trải nghiệm tối ưu, bạn nên thay đổi cài đặt đồ họa máy tính của bạn để có tốc độ làm mới cao hơn. Nếu tắt VSYNC, có thể bạn sẽ thấy các dị vật hình ảnh và các sự cố khác trong lúc chơi (nghĩa là không phải khung hình nào cũng được kết xuất phù hợp).

Làm thế nào để thay đổi tốc độ làm mới?

Thật may thay là việc này khá đơn giản và có thể thực hiện bằng cách làm theo các bước sau:

Windows 10

  1. Mở Settings (Cài đặt)
  2. Nhấn vào System (Hệ thống)
  3. Nhấn vào Display (Hiển thị)
  4. Nhấn vào Advanced Display Settings (Cài đặt hiển thị nâng cao)
  5. Nhấn vào Display adapter properties for Display 1 (Hiển thị thuộc tính bộ chuyển đổi cho Màn hình 1) hoặc bất kỳ màn hình nào bạn sẽ sử dụng để chơi
  6. Nhấn vào tab Monitor (Màn hình)
  7. Trong Monitor Settings (Cài đặt Màn hình), sử dụng bảng chọn thả xuống để chọn tốc độ làm mới mong muốn
  8. Nhấn vào OK rồi thử nghiệm với cài đặt mới của bạn

NVIDIA Control Panel

  1. Nhấn chuột phải lên màn hình nền Windows rồi chọn NVidia Control Panel
  2. Nhấn vào Change Resolution (Thay Đổi Độ Phân Giải)
  3. Tới phần tốc độ làm mới rồi chọn tốc độ làm mới màn hình thích hợp từ bảng chọn thả xuống
  4. Nhấn vào OK rồi thử nghiệm cài đặt mới của bạn

ATI Catalyst Control Center

  1. Nhấn chuột phải lên màn hình nền Windows rồi chọn Catalyst Control Center
  2. Nhấn vào mục Graphics (Đồ họa) rồi chọn Desktop Properties (Thuộc tính Màn hình nền)
  3. Nếu có nhiều màn hình, hãy bảo đảm bạn chọn đúng màn hình trong bảng chọn thả xuống trong các nút Mode (Chế độ) và Color (Màu sắc).
  4. Trong bảng chọn thả xuống Refresh Rate (Tốc độ Làm mới), chọn tốc độ làm mới mong muốn
  5. Nhấn vào OK rồi thử nghiệm cài đặt mới của bạn.

Nếu tôi sử dụng AMD Radeon thì sao?

AMD không cho phép sửa đổi các cài đặt tốc độ làm mới của ỨNG DỤNG, do đó, hãy làm theo các bước dành cho Windows 10.

Làm thế nào để bật VSYNC?

NVIDIA

  1. Nhấn vào nút Start hoặc biểu tượng Windows
  2. NVIDIA control panel vào thanh tìm kiếm
  3. Nhấn phím Enter trên bàn phím
  4. Nhấn vào Manage 3D settings (Kiểm soát cài đặt 3D)
  5. Trong phần I would like to use the following 3D settings (Tôi muốn sử dụng các cài đặt 3D sau), cuộn xuống cho đến khi bạn thấy Vertical sync (Đồng bộ hóa chiều dọc)
  6. Chọn Vertical sync (Đồng bộ hóa chiều dọc) để chọn Force (Bắt buộc) từ bảng chọn thả xuống

AMD RADEON

  1. Nhấn vào nút Start hoặc biểu tượng Windows
  2. AMD Radeon Software vào thanh tìm kiếm
  3. Nhấn phím Enter trên bàn phím
  4. Nhấn vào biểu tượng hình bánh răng ở phía trên bên phải
  5. Nhấn vào tab Graphics (Đồ họa)
  6. Trong phần Wait for vertical refresh rate (Chờ tốc độ làm mới chiều dọc), chọn Always on (Luôn bật)

Cài Đặt Trong Trò Chơi

Lưu ý rằng cả NVIDIA và AMD đều sẽ sử dụng cài đặt mặc định là Use application settings (Sử dụng cài đặt của ứng dụng). Nghĩa là, các hãng này sẽ ưu tiên bất kỳ cài đặt nào được chọn trong trò chơi. 

Nếu muốn lấy cài đặt trong trò chơi làm cài đặt chính, bạn có thể bật/tắt tính năng VSYNC trong VALORANT. Nếu bạn chọn Luôn bật cho NVIDIA/AMD trong trò chơi thì VSYNC sẽ được bật khi thích hợp.

Để bật VSYNC trong trò chơi, bạn có thể vào Cài Đặt -> Hình Ảnh -> Chất Lượng Đồ Họa, và BẬT tính năng VSYNC.

Bài viết này có hữu ích không?
Được bảo trợ bởi Zendesk